Blog
Thương vụ đầu tư vào Cocacola của Warren Buffett
- Tháng chín 22, 2020
- Posted by: Admin
- Category: Uncategorized
Thập niên 1970, Cocacola – dưới sự dẫn dắt của J. Paul Austin, một người đẹp trai với mái tóc đỏ, đến từ Harvard và là vận động viên chèo thuyền đã từng tham gia thế vận hội – đã thu được một lượng tiền mặt lên đến 300 triệu đô la.
Austin không biết làm gì với đống tiền mặt khổng lồ này, nên đã dùng số tiền ấy để mua các doanh nghiệp không liên quan với nhau, gồm “trại nuôi tôm nằm sâu trong đất liền, các thương hiệu cà phê tư nhân, các nhà máy sản xuất ống hút, khăn tắm và dầu gội đầu”.
Thật đáng buồn, tỷ lệ hoàn vốn hàng năm của công ty chỉ 1%.
Năm 1981,Robert Goizueta thay thế vị trí của Austin. Ông là một kỹ sư hóa học, sinh ra ở Cuba, được đào tạo tại đại học Yale và khởi nghiệp từ một nhà máy đóng chai ở Havana. Một trong những quyết định đầu tiên của ông là mua lại… một hãng sản xuất phim (Colombia Picture). Nhưng sau đó, Goizueta có thời gian tìm hiểu kỹ hơn và nhận ra ngay cả việc kinh doanh chính của Coca-Cola đang rất yếu kém. Ông thu gọn các hoạt động râu ria bề ngoài và tập trung vào “bán nước ngọt”.
Sự thay đổi của Goizueta đã giúp Coca-Cola thành công với sản phẩm dành cho người ăn kiêng. Nhưng sau đó, Goizueta lại lún sâu vào cuộc chiến với Pepsi, đến mức năm 1985, Coca-Cola đã vứt bỏ công thức si-rô mà công ty đã dùng suốt cả thế kỷ qua để công bố sản phẩm “New-Coke”. Sai lầm to lớn này đã khiến Công ty phải trả cái giá không ngờ. Coca-Cola ngay lập tức quay trở về sản phẩm cũ – vốn đã quá phổ biến và không đơn giản là một thức uống giải khát, nó đã thành một phần ký ức với nhiều người Mỹ gắn với những trận bóng và trải nghiệm đẹp đẽ của tuổi thơ!
Goizueta, từ đó, chú trọng hơn vào việc phát triển Coca-Cola ở thị trường nước ngoài, như Philippines, Brazil, Ai Cập, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Bỉ, Hà Lan và Anh. Tiềm năng của Coca-Cola ở các thị trường này được đúc gọn bằng một nhận xét của vị Phó Tổng Keough:
” Khi tôi nghĩ đến Indonesia – một đất nước nằm trên đường xích đạo với 180 triệu dân, tuổi trung bình là 18, còn luật lệ của tôn giáo phổ biến là đạo Hồi thì cấm các đồ uống có cồn – tôi có cảm giác mình biết thiên đường trông như thế nào”.
Sự cất cánh của Coca-Cola ở thị trường nước ngoài là một trong những lý do mà Warren Buffett đầu tư, nhưng bên cạnh đó, ông nhận thấy ở Goizueta có cách tiếp cận giống mình – về quan điểm trách nhiệm của một lãnh đạo công ty. Thay vì phung phí tiền mặt vào các lĩnh vực khác như người tiền nhiệm, Goizueta dùng tiền dư thừa để mua lại cổ phần Coca-Cola; ông cũng đánh giá các nhà quản lý của mình dựa trên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần mà họ thu được. Giọng điệu của ông, một kỹ sư hóa học, giống với Warren đáng ngạc nhiên:
“Tôi học được rằng khi ta buộc mọi người phải chịu trách nhiệm trước mỗi đồng vốn của họ thì những điều tốt đẹp cũng bắt đầu xảy ra”.
Warren Buffett, sau này nhìn lại quan điểm đầu tư, đã tóm tắt ưu điểm của Coca-Cola trong một câu ngắn gọn: “Nếu bạn đưa tôi 100 triệu đô la và yêu cầu tôi lấy đi vị trí đứng đầu của Coca-Cola trong lĩnh vực đồ uống nhẹ trên thế giới thì tôi sẽ trả lại bạn và nói luôn rằng tôi không thể làm được điều đó”.
Mùa thu năm 1988, Warren bắt đầu gom cổ phiếu Coca-Cola. Đến mùa xuân năm sau, ông đã mua được số cổ phiếu trị giá 1,02 tỷ đô, chiếm 7% cổ phần của Coca-Cola, với giá trung bình 10,96 đô la. Ba năm sau, số cổ phần này của Buffett tăng lên một con số đáng kinh ngạc 3,75 tỷ đô la – xấp xỉ bằng toàn bộ Bershire khi công ty bắt đầu mua cổ phiếu của nó.
DaucoTichtru: Lịch sử loài người đến nay mới có 5000 năm, tất cả các câu chuyện diễn ra ở hiện tại đều có thể tham chiếu từ quá khứ. Câu chuyện kể trên trích từ cuốn “Warren Buffett – Quá trình hình thành một nhà tư bản Mỹ”.
Ở Việt Nam, câu chuyện đầu tư ngoài ngành và sau đó co về hoạt động chính sau khi bị những tổn thất nặng nề (giống Coca-Cola) không hiếm. #PNJ là cơ hội DaucoTichtru tư vấn là một trường hợp điển hình. Điểm chính ở đây là gì?
Đó là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp không dễ dàng mất đi chỉ bởi vì một vài sự vụ tổn thất. Và quan trọng, lãnh đạo doanh nghiệp “biết sai, sửa sai”, dù có thể “không nhận sai”.
Không làm cái gì mình không biết