Cuộc Chiến Tại Cotecon, Bao Giờ Đến Hồi Kết

 

Trong một buổi sáng thứ 7 oi nóng, DaucoTichtru rất vui mừng khi rất đông Nhà đầu tư đã tới tham dự buổi chia sẻ của chúng tôi về cổ phiếu CTD – Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons.

Không thể phủ nhận đà phát triển thần kì của thành phố Hải Phòng hiện tại có dấu ấn rất rõ nét của màu áo xanh CTD với những Đại dự án như khu Vinhomes, các khu công nghiệp VSIP, Tràng Duệ… khiến cho người dân và Nhà đầu tư  Hải Phòng tương đối thân thuộc với doanh nghiệp này. Tuy nhiên những lùm xùm giữa đội ngũ lãnh đạo và cổ đông lớn Kusto đã khiến cho thương hiệu và giá cổ phiếu của CTD  lao dốc “không phanh” từ cuối năm 2017 đến nay. Là một deal đầu tư thành công của đội ngũ Đầu cơ Tích trữ trong quá khứ, chúng tôi hi vọng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân sẽ hỗ trợ Nhà đầu tư trong  bối cảnh những căng thẳng này đang có dấu hiệu ngày càng trở nên gay gắt và khó dự đoán.

1.Sơ lược những sự kiện dẫn đến mâu thuẫn giữa 02 bên

  • Trong bối cảnh chu kì của ngành bất động sản và xây dựng suy thoái dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. CTD cần dòng tiền lớn để duy trì hoạt động và phát triển, tháng 03/2012 Kusto trở thành Cổ đông chiến lược của CTD với việc rót hơn 500 tỷ ( 25 triệu USD) để đổi lấy 10.430.000 cp và sở hữu 24.72% vốn điều lệ. Đây được coi là cơ hội hợp tác cùng có lợi khi có người có vốn gặp người có năng lực.
  • Năm 2014, Kusto “ bí mật “ thành lập một pháp nhân với tên gọi là Công ty TNHH MTV Kinh doanh và đầu tư Thành Công sau đó tiến hành gom cổ phiếu và chính thức sở hữu 7.194.489 cổ phiếu – tương đương 17.05% VĐL. Tính chung cả 02 pháp nhân hiện tại, nhóm cổ đông Kusto đã sở hữu 41.77% ( Một con số đủ lớn để có thể phủ quyết mọi tờ trình và kế hoạch của ban lãnh đạo). 
  • Năm 2015, nhận thấy sự “ bành trướng “ của nhóm cổ đông Kusto có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo của CTD đã tiến hành tăng số lượng cổ phiếu bằng cách hoán đổi cổ phiếu của Unicons – một công ty trong nhóm Cotecs Group lấy cổ phiếu CTD tỉ lệ 1:0.745, qua đó gián tiếp làm giảm tỉ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Kusto xuống.
  • Năm 2016, CTD tiếp tục tăng vốn điều lệ – một hình thức giảm tỉ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu bằng cách phát hành cho cổ đông chiến lược và cái tên Kusto mặc dù đủ điều kiện nhưng đã không được chấp thuận góp vốn – từ đây mâu thuẫn được đẩy lên một nấc thang mới.
  • Từ năm 2016 -2019 : Ricons với những bước tiến thần tốc của mình đã tăng quy mô và hoạt động sản xuất, thể hiện thông qua kết quả kinh doanh. Điều đáng chú ý là lãnh đạo của Ricons đều đang là lãnh đạo của Coteccons.Câu hỏi được đặt ra là liệu có sự “ nuôi dưỡng “, tuồn lợi ích từ công ty mẹ sang công ty con của nhóm lãnh đạo này hay không ? 
  • Năm 2019 : CTD có tờ trình tăng tỉ lệ sở hữu tại Ricons lên 100% thông qua chiêu thức cũ – hoán đổi để pha loãng cổ phiếu. Tờ trình này đã bị nhóm cổ đông Kusto phản ứng bằng việc phản đối hủy kết quả ngay trước ngày diễn ra đại hội. Nguyên nhân đưa ra là hoạt động này không có bất kì tác dụng nào đối với doanh nghiệp mẹ là CTD – ông Nguyễn Bá Dương sau đó cũng phát biểu rằng sẽ không bao giờ nhắc đến chuyện sáp nhập nữa.
  • Năm 2020 : Kusto đề nghị triệu tập cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường  yêu cầu bãi nhiệm chức vụ của Chủ tịch và ban lãnh đạo  CTD.

=> Sau tất cả Chúng tôi cho rằng, mục đích chính của cả 2 nhóm lãnh đạo  và cổ đông lớn của CTD hiện tại đều là “GIA TĂNG TỈ LỆ SỞ HỮU” nhằm ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP. Một cuộc “hôn nhân” mà “Anh góp của – Tôi góp công” nhưng cả 02 chúng ta đều muốn làm “ chủ gia đình” và đáng lẽ ra nó “không nên diễn ra”

2.Về ông Nguyễn Bá Dương và mối quan hệ giữa Coteccons và Ricons

-Ông Nguyễn Bá Dương sinh ngày 22/ 04/ 1959, Tốt nghiệp khoa kiến truc trường đại học xây dựng Kiev năm 1984.

-Ông sáng lập và điều hành Công ty Coteccons từ khi còn là một bộ phân Khối xây lắp trực thuộc công ty KTXD và VLXD – Tổng công ty Fico đến nay Coteccons đã trở thành một trong những công ty Xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.

“Ricons tiền thân là Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia, thành lập năm 2004. Ricons là 1 trong 4 công ty liên kết của Coteccons. Trên báo cáo tài chính quý I, giá trị của 14,3% vốn tại Ricons của Coteccons được hạch toán là 308 tỷ đồng.

-Chủ tịch HĐQT của Ricons là ông Trần Quang Quân, Phó tổng giám đốc Coteccons. Chủ tịch Trần Bá Dương và CEO Nguyễn Sỹ Công của Coteccons là thành viên HĐQT của Ricons.”

-“Bước sang 2019, hoạt động kinh doanh của Ricons chững lại khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm còn 8.800 tỷ đồng và 360 tỷ đồng. Mức lãi này tương đương 51% lợi nhuận ròng của Coteccons.”

3.Về phía Kusto 

-Công ty Kustoshem (Kusto) với vị thế là cổ đông lớn nhất tại Coteccons khi sở hữu 18,2% cổ phần có quyền biểu quyết trực thuộc Kusto Group. Tập đoàn này đặt trụ sở ở Singapore và hoạt động ở 10 quốc gia, kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, vật liệu xây dựng, dầu khí, nông nghiệp.

-Kusto đầu tư vào Việt Nam từ năm 2005 bắt đầu với tên Công ty quản lý đầu tư BTA – tên của một ngân hàng bị phá sản ở Kazakhstan.

-Trong HĐQT của Coteccons có 2/7 nhân sự đến từ Kusto là các ông Talgat Turumbayev và ông Yerken Tatishev. Hai vị doanh nhân này đều mang quốc tịch Kzakhstan. Một cổ đông lớn khác của Coteccons là Công ty TNHH MTV Kinh doanh và đầu tư Thành Công với 14.7% cổ phần cũng liên quan đến Kusto. Chủ tịch công ty này là ông Ablakhat Kebirov, quốc tịch Kazakhstan. Ông Kebirov nằm trong ban lãnh đạo của công ty Kusto Home ở Việt Nam

-Tính đến thời điểm hiện tại, thông qua 02 pháp nhân là Kustocem Pte.Ltd và Công ty TNHH MTV Kinh doanh và đầu tư Thành Công và cá nhân ông Talgat Tarumbayev, quỹ đầu tư nước ngoài này đang nắm xấp xỉ 35% cổ phiếu của CTD

-Những thương vụ đầu tư trước đây của Kusto ở Việt Nam là Công ty cổ phần xây dựng Descon và Công ty Beton 6 ( BT6) đều theo 01 quy trình : Trở thành cổ đông lớn -> Chiếm quyền phủ quyết ( 35% ) -> Chiếm quyền kiểm soát ( 50% ) -> Đuổi ban lãnh đạo cũ ra khỏi công ty -> Rút ruột công ty -> Phá sản.

4. Kết cục nào cho CTD

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng cả phía Ban lãnh đạo doanh nghiệp mà  đứng đầu là ông Nguyễn Bá Dương và cổ đông lớn Kusto đều KHÔNG SAI. Mỗi bên đều có một mục đích riêng và hành động vì mục đích đó. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh là KHÁCH HÀNG và NGƯỜI LAO ĐỘNG của CTD – Chúng tôi mong muốn rằng, trước hết cuộc chiến này cần phải chấm dứt và quyền kiểm soát nên dành cho bên có cái TÂM TRONG SÁNG HƠN – ở đây là ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Còn đứng trên khía cạnh NĐT, đây là một case có quá nhiều biến số, mà quan trọng nhất là ý chí và đạo đức của cả 02 bên.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh đây không phải là trường hợp đầu tiên một doanh nghiệp của Việt Nam đứng trước sự xung đột giữa ban lãnh đạo và cổ đông lớn là các quỹ ngoại. Trong quá khứ, case điển hình để chúng ta tìm hiểu là VCS – Công ty cổ phần Vicostone. Sau khi giải quyết được mâu thuẫn, VCS đã cất cánh và trở thành SIÊU CỔ PHIẾU trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện tại tình hình ở CTD cũng có nhiều nét tương đồng với VCS giai đoạn đó, do đó chúng tôi dự phóng 03 kịch bản :

  • Ban lãnh đạo dành lại được quyền kiểm soát, đuổi được Kusto ra khỏi công ty : Nếu trường hợp này xảy ra, rất cần sự công khai minh bạch và quan tâm đến lợi ích cổ đông nhỏ lẻ của ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo tập trung vào doanh nghiệp, CTD sẽ trở lại thời kì hoàng kim trước đó. Đối tác khách hàng, công nhân viên, Nhà đầu tư đều được hưởng thành quả. Còn trường hợp ngược lại ông Dương tiếp tục “ rút ruột “ , tuồn lợi ích sang phía Ricons – Chúng ta cũng cần phải rút lui khỏi CTD.
  • Ban lãnh đạo không kiểm soát được tình hình, nhóm Kusto chiếm quyền kiểm soát : Khi đó gần như là nhân sự, công nghệ, máy móc… của CTD hiện tại sẽ ra đi . Việc Kusto quan tâm là là “cái xác “ CTD này giờ “ thanh lý “ được bao nhiêu, không cần quan tâm đến hoạt động kinh doanh mà chỉ cần quan tâm đến lợi ích của bản thân – Cổ đông nhỏ lẻ là những người sẽ bị thiệt hại.
  • Hai bên không đi đến được thỏa thuận cụ thể, tiếp tục tranh giành tỉ lệ sở hữu : Hoạt động doanh nghiệp trì trệ – Cổ đông chịu thiệt hại.

 

Scroll to Top