Đặc Điểm Của Trái Phiếu

Trong bài viết đầu tiên về Trái phiếu, Chúng tôi đã giới thiệu đến Nhà đầu tư sự khác biệt cơ bản giữa Trái phiếu và Cổ phiếu.

Link : https://daucotichtru.com/trai-phieu/trai-phieu-la-gi/

Trong bài viết này, Đầu cơ Tích trữ sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm cơ bản của Trái phiếu, những ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư này để Quý khách hàng có cách so sánh khách quan nhất.

1. Xu hướng thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bài phát biểu vào đầu tháng 02/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên kế hoạch tổng thể để cơ cấu lại và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trước mắt tới năm 2020 và lộ trình tới năm 2025. Trong đó phấn đấu quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Rõ ràng đây không chỉ là kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp mà còn là kênh đầu tư tương đối hấp dẫn của Nhà đầu tư nhưng hiện tại đang bị bỏ ngỏ… Cũng giống như Cổ phiếu cách đây hơn 10 năm, thị trường trái phiếu sẽ phát triển và có sức hút nhất định với một bộ phận nhà đầu tư có nhu cầu sinh lời từ đồng vốn của mình một cách dài hạn với mức lãi suất hấp dẫn.

 

2. Các trường hợp nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư sản phẩm trái phiếu

So sánh mức độ an toàn của những hình thức đầu tư

2.1 Những nhà đầu tư lớn cần sự ổn định thu nhập

Rõ ràng Trái phiếu mang lại nguồn thu nhập rất ổn định cho Nhà đầu tư thay vì kênh gửi tiết kiệm. Quy mô của thị trường trái phiếu đủ lớn để Khách hàng có thể lựa chọn các tổ chức và doanh nghiệp phát hành uy tín. Đặc biệt với những NĐT cao tuổi, sau khi tích lũy được lượng tài sản cần có hình thức đầu tư an toàn, ổn định – chắc chắn Trái phiếu là lựa chọn không thể bỏ qua

2.2 Những nhà đầu tư đang cần đa dạng hóa danh mục đầu tư

Thay vì “bỏ trứng vào một rổ” như trước đây, Nhà đầu tư có thể cân nhắc đến kênh Trái phiếu như một hình thức để đa dạng danh mục đầu tư của bản thân mà vẫn đảm bảo được những tiêu chí về độ hiệu quả và an toàn.

2.3 Những năm thị trường cổ phiếu, nền kinh tế kém thuận lợi

Kênh cổ phiếu là kênh mang lại lợi suất hấp dẫn, tuy nhiên trong điều kiện thị trường khó khăn, chu kì kinh tế bước vào suy thoái, lựa chọn của những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ là hạ tỉ trọng và chuyển sang nắm giữ tiền mặt. Đảm bảo được yếu tố dòng tiền không “ ngủ quên “ nhưng vẫn có thể trở lại tham gia khi thị trường có những cơ hội trong ngắn hạn là ưu điểm của việc Nhà đầu tư giữ tiền ở kênh Trái phiếu.

3. Các yếu tố cần đánh giá khi lựa chọn đầu tư trái phiếu

3.1 So sánh lợi suất trái phiếu so với gửi tiết kiệm ngân hàng

Gửi trái phiếu sẽ có rủi ro hơn gửi tiết kiệm nên Nhà đầu tư cần cân nhắc sự chênh lệch lãi suất giữa 2 hình thức. Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm giảm, kênh trái phiếu sẽ hấp dẫn hơn.

3.2 Tìm hiểu năng lực tài chính của công ty phát hành

Thông thường Nhà đầu tư nên lựa chọn trái phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán để nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do quy định phải minh bạch thông tin nên các doanh nghiệp này sẽ báo cáo kết quả kinh doanh theo quý, từ đó chúng ta có thể xác định được sức khỏe tài chính, dòng tiền, doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư.

3.3 Kì hạn đầu tư, khả năng thoái vốn khi cần

Giống như gửi tiết kiệm, các khoản đầu tư trái phiếu kì hạn càng cao, lãi suất cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải quan tâm khả năng thanh khoản, thoái vốn khi có nhu cầu trong trường hợp phát sinh những yếu tố khách quan dẫn đến việc bắt buộc phải rút tiền trước kì hạn . Đứng trên quan điểm Nhà đầu tư, Khách hàng nên lựa chọn các gói trái phiếu được các tổ chức bảo lãnh ( công ty chứng khoán ) mua lại khi có nhu cầu.

3.4 Chất lượng tài sản đảm bảo ( nếu có )

Thông thường các tổ chức, doanh nghiệp khi huy động trái phiếu sẽ có tài sản bảo đảm trong trường hợp phát sinh những rủi ro bất ngờ. Tất nhiên đây là điều không mong muốn tuy nhiên nhà đầu tư khi tìm hiểu trái phiếu của doanh nghiệp nên quan tâm đến chất lượng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đó. Bản chất đây là những khoản phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khoản đầu tư của khách hàng.

 

 

4 .So sánh sản phẩm trái phiếu, cổ phiếu, gửi tiết kiệm

Scroll to Top