Đổi mới lần 02 tại Việt Nam

30 năm trước, Việt Nam tiến hành “đổi mới”, từ bỏ nên kinh tế bao cấp tập trung chuyển sang nền kiinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong thập niên 1990s.

Quá trình phát triển, Việt Nam có nhiều sự thay đổi, song từ khi đổi mới 30 năm trước, Việt Nam vẫn ưu tiên phát triển các Doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn, dành cho nó sự ưu tiên tập trung nguồn lực: Khối này chiếm 20% vốn đầu tư xã hội, 50% vốn đầu tư của nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng, 70% vốn vay từ nước ngoài, chưa kể ưu đãi về đất đai, chính sách. DNNN hầu như có mặt ở toàn bộ các ngành, lĩnh vực kinh tế như dầu khí,xây dựng điện, cao su, than, sữa, bia… vv.. . Giai đoạn 2006-2010, tuy được dành nhiều ưu ái nhưng khối này chỉ đóng góp 28% vào GDP.

Việc tập trung nguồn lực xã hội vào các DNNN cũng tạo ra nhiều hệ lụy như hình thành tầng lớp tư bản thân hữu ở VN, mà từng có thời người nước ngoài gọi tên Việt Nam là là “nền kinh tế quan hệ”. Nguồn lực không được đưa vào nơi hiệu quả nhất (phi thị trường) và gây ra nhiều bất cập khác…

ĐỔI MỚI LẦN 02

Ngày 03/06/2017, sự chuyển biến rất lớn về tư duy quản lý vĩ mô đã được hiện thực hóa bằng một Nghị quyết TW công nhận KINH TẾ TƯ NHÂN là trụ cột của kinh tế đất nước (mà TTCK chỉ lớn mạnh nhờ khu vực tư nhân).

Hơn 30 năm, mới có một Nghị quyết của Đảng như vậy về phát triển kinh tế tư nhân. “Nghị quyết đã có sự thay đổi lớn về tư duy lý luận và đường lối, điểm mới là kinh tế tư nhân được nâng lên, đóng vai trò nòng cốt của nền kinh tế, bên cạnh kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.”

Những thay đổi lớn đã diễn ra trong năm nay đang hiện thực hóa Nghị quyết này:

1 – Nhà nước không đi bán bia, bán sữa: Nhà nước quyết liệt, khẩn trương thoái vốn NN khỏi các lĩnh vực mà tư nhân có thể đảm trách. Bia, sữa, nhựa, cao su, dầu khí, điện lực… sẽ dần thoái hết. Khi chính tay tư nhân điều hành những đồng vốn của họ, hiệu quả kinh tế sẽ được tính chi tiết đến từng đồng. Sẽ không ngạc nhiên nếu Sabeco, Vinamilk…vv bước vào thời kỳ tăng trưởng mới khi đổi chủ thành công.

2 – Tư duy quản lý, vận hành xã hội đã có sự thay đổi lớn:
+ Luật đầu tư (sửa đổi) và Luật doanh nghiệp (sửa đổi) thông qua năm 2014 đã thay đổi cách tiếp cận: Những gì pháp luật không cấm, người dân được quyền kinh doanh, thay đổi từ “chọn-cho” sang “chọn-bỏ”. DN được kinh doanh, và được đầu tư mà không cần giấy chứng nhận đầu tư.

+ Nhà nước xác định đóng vai trò là “kiến tạo”, thay vì là một Chính phủ đi điều hành dựa trên khuôn khổ Pháp luật cho phép, thì Chính phủ đóng vai trò là người thiết kế ra chính sách, pháp luật. Nghĩa là thay đổi từ “bị động” sang “chủ động”.

+ Bãi bỏ dần các điều kiện kinh doanh cấp bộ: Bộ Công thương bãi bỏ 675 điều kiện kinh doanh, Bộ Nông nghiệp cắt 118 điều kiện kd, Bộ Xây dựng đề xuất giảm 41% ĐKKD …vv

+ Các chính sách để phát triển SMEs, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp..vv

3 – Tư duy cởi mở về phát triển: Cho phép hình thành 03 đặc khu kinh tế: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Đây sẽ là những động lực tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam trong những năm tới.

Kinh tế luôn đi trước, sự thay đổi trong kinh tế đang lan tỏa sang các lĩnh vực khác. Khi bạn đọc đến dòng này, thì ở Hà Nội đang diễn ra phiên tòa xét xử nổi tiếng, không chỉ vì chức danh của các bị cáo, mà là lần đầu tiên ở Việt Nam, các bị cáo ra tòa KHÔNG đứng trước vành móng ngựa, KHÔNG mặc áo sọc, KHÔNG bị còng tay, bàn luật sư và Viện kiểm sát được xếp ngang hàng!

Những thay đổi LẦN ĐẦU TIÊN này, Chúng tôi cho rằng đang tạo ra những động lực tăng trưởng mới mang tính BỀN VỮNG, ĐỘT PHÁ để Việt Nam phát triển trong 10-20 năm tới.

Ảnh: GDP của Việt Nam từ 1991 và 03 Đặc khu kinh tế dự kiến của Việt Nam (nguồn: VDSC)

Trân trọng!

DaucoTichtru

Scroll to Top