PNJ – Đánh giá KQKD Quý I/2018

Những thông tin mới cập nhật từ Báo cáo thường niên 2017, kết quả kinh doanh Quý 1/2018, đặc biệt là qua Đại hội đồng cổ đông 2018 tổ chức ngày 21.04.2018 vừa qua, Chúng Tôi thêm củng cố cho lập luận đầu tư của mình vào PNJ – CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. 

Chúng Tôi cập nhật sơ bộ về KQKD quý I/2018 như sau:

  • Doanh thu thuần đạt 4.166 tỷ đồng, +32%yoy, hoàn thành 30% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 421 tỷ đồng, +35%yoy, hoàn thành 38% kế hoạch năm.
  • Đặc biệt, Biên Lợi nhuận gộp của PNJ được mở rộng từ 17.3% Q1/2017 lên đến 18.48%. Các cửa hàng có tuổi đời trên 01 năm có mức tăng trưởng về doanh số quý I/2018 so với cùng kỳ là 25% – Vượt trội so với mức mà PNJ đặt ra kế hoạch là 18%.

Chúng Tôi nhấn mạnh lại các lập luận sau: 

  • Thứ nhất, Chúng Tôi nhận thấy PNJ có KHÔNG GIAN TĂNG TRƯỞNG rất mạnh.  Năm 2017, nhu cầu vàng trang sức của Việt Nam đạt 16.5 tấn, tăng 7% so với năm ngoái, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; Thị trường vàng bạc trang sức vẫn phân mảnh rất cao với 70% thị phần tập trung vào các cửa hàng nhỏ lẻ dân doanh. Thị phần PNJ hiện nay chưa đạt đến 10%, nên độ rộng thị trường để PNJ thỏa sức “bơi” còn rất lớn. 2) NỀN TẢNG của PNJ cũng chưa được khai thác hết, xí nghiệp trang sức nữ trang của PNJ có công suất 3,5-4 triệu sản phẩm/năm, năm 2017 PNJ mới sản xuất và bán được 2,5 triệu sản phẩm và 3) Xu hướng chuyển dịch từ việc mua vàng bạc trang sức chú trọng hàm lượng vàng trong sản phẩm chuyển sang mua vàng bạc trang sức chú trọng yếu tố thời trang, thiết kế… đang diễn ra mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất ở doanh số của PNJ tại khu vực phía Bắc – nơi có văn hóa tiêu thụ vàng bạc trang sức truyền thống ăn sâu. Doanh số khu vực phía Bắc năm 2017 tăng 50%, quý 1/2018 tăng đến 65%.
  • Thứ hai, các con số đo lường TĂNG TRƯỞNG và CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG đều đang vượt mọi kỳ vọng. Doanh thu tăng 32%, Lợi nhuận tăng 35%; Chiến lược chuyển dịch, dồn lực vào bán vàng bạc trang sức bán lẻ đang mang lại hiệu quả rất tuyệt vời được thể hiện ở con số BIÊN LỢI NHUẬN GỘP. Nếu như năm 2013-2014, Biên LNG của PNJ chỉ loanh quanh 7-9% thì chỉ sau vài năm, con số này đã lên đến 18%. Dự kiến 02 năm nữa PNJ sẽ mở rộng được Biên LNG lên 20%.
  • Thứ ba, Chúng Tôi đánh giá Ban lãnh đạo PNJ đang  quyết liệt HIỆN ĐẠI HÓA mô hình quản trị, bán hàng, và quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm mới, các cách thức bán hàng mới để gia tăng doanh số. Điều Chúng Tôi lo ngại ở PNJ là với vị thế số 01 trong ngành, bỏ xa đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp thường ít có động lực đổi mới, duy trì kỷ luật tăng trưởng; nhưng động thái mới của PNJ đang chứng tỏ họ không ngủ quên trên chiến thắng. Chúng Tôi nhận thấy gần đây PNJ liên tiếp có những điểm mới để thúc đẩy doanh số: 1) Triển khai chương trình mua trang sức kim cương trả góp -> thúc đẩy doanh số các sản phẩm cao cấp; 2) Tung ra các bộ sưu tập giới hạn chỉ bán online, đây là một điểm hấp dẫn để thúc đẩy mảng bán hàng online. Chiến lược bán các sản phẩm giới hạn chính là phân khúc thị trường mà đối thủ mới gia nhập Precita tập trung. Cách thức của Precita rất dễ bắt chước, ngược lại, để cạnh tranh với PNJ thì không phải câu chuyện một sớm một chiều, lợi thế cạnh tranh của PNJ nằm ở Xí nghiệp trang sức nữ trang thành lập những năm 1994 với công suất 3,5-4 triệu sp/năm với đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề, do PNJ tự đào tạo. Đây là những lợi thế cạnh tranh rất bền vững, rất khó bị phá vỡ.

PNJ nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quản trị, đầu tư mạnh cho CNTT: cụ thể, đầu tư 8.3 triệu USD cho hệ thống CNTT: 6.5 triệu cho ERP, CRM (customer ralationship manageent – quản trị quan hệ khách hàng) Mục tiêu hướng đến việc hỗ trợ để hiểu hơn hành vi của khách hàng tại các cửa hàng, kết hợp sử dụng big data để phát triển sản phẩm có mục đích rõ ràng hơn. Đầu tư 5 triệu $ vào hệ thống CNTT mới để lưu thông tin khách hàng => tổng hợp, tính toán nhu cầu thị hiếu chung của thị trường => linh hoạt hơn trong sản xuất!

Tổng kết, Chúng Tôi nhận thấy PNJ đang phát triển được cả về CHIỀU RỘNG và CHIỀU SÂU, xứng đáng là cổ phiếu đầu tư trọng điểm của DaucoTichtru trong những năm tới!

SSSG (Same store sale Grow – tốc độ tăng trưởng doanh thu của cửa hàng hiện hữu, con số này Q1/2018 là 25%

15 tiêu chí của Fisher mà Chúng Tôi đánh giá:

STT Tiêu chí PNJ VCS
1 “Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng, thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không?” V V
2 “Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều? V V
3 “Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó?” x V
4 “Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?” V V
5 “Biên lợi nhuận của công ty có cao không?” V V
6 “Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?” V V
7 “Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?” V V
8 “Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?” V V
9 “Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?” V V
10 “Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?” V V
11 “Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành, những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?” V V
12 “Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?” V V
13 “Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?” X X
14 “Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?” V V
15 “Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?” V V

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top